Do nhu cầu thị trường mà công tác đo đạc hiện nay đã dần cải tiến và các dòng máy phục vụ trắc đạc càng đa dạng và tiện lợi.
Những năm gần đây việc sử dụng máy định vị GPS RTK trong công tác khảo sát đang dần phổ biến, vậy bài viết này đem tới cho các bạn cái nhìn tổng quan, ứng dụng thực tiễn của dòng máy RTK, các bước để sử dụng RTK hiệu quả nhất.
Nhận biết cơ bản: 01 bộ máy RTK gồm có 2 thành phần chính là đầu máy (Rover) và sổ tay. Với bộ thiết bị RTK cho Base-Radio gồm 2 đầu máy (Base- máy phát tín hiệu đặt cố định; Rover- máy nhận tín hiệu và thu kết quả đo).
1. KẾT NỐI THIẾT BỊ
- Về cơ bản kết nối giữa sổ tay và đầu máy theo giao thức nối Bluetooth, giới hạn phạm vi 2 thiết bị là dưới 10M.
+Để kết nối đơn Rover, nếu đã từng kết nối trước đây, ta khởi động đầu máy sau đó tiến hành dùng sổ tay và vào phần mềm, thì sổ tay sẽ tự kết nối đầu máy.
+Nếu là kết nối mới, vui lòng chọn giao thức Bluetooth trên sổ tay, chọn đúng hãng đầu máy, chọn Model máy, nhấn quét Bluethooth, chọn vào thiết bị hiện lên có số máy của đầu máy RTK.
- Thiết lập chức năng Rover: Có 2 dạng dữ liệu đo Rover chính là dạng đo bằng tín hiệu Cors cục đo đạc bản đồ (Cors Cục) & Base-Radio ( Phép đo nội suy độc lập).
+ Ứng dụng của Cors Cục khá phổ biến vì tính phủ sóng rộng, tính ổn định cao, dễ thao tác dễ tiếp cận.
+ Ứng dụng của Base-Radio trong công tác đo đạc tại nơi có vị trí địa lý khó tiếp cận của sóng vệ tinh và sóng điện thoại. Với Base là thiết bị phát tín hiệu sóng Radio phủ trong phạm vi nhất định, và đầu máy Rover thu tín hiệu và thực hiện chức năng đo đạc)
2. Tạo Công Việc (Tạo Job)
Việc tạo Job cần lưu ý các yếu tố sau:
- Với thiết bị đo bằng Cors Cục, thiết lập tên Job và cài đặt Hệ tọa độ theo tham số RTCM1021-1027.
- Đối với thiết bị Base Radio, chọn thiết lập Hệ tọa độ theo Tham số cục bộ gồm:
+ Tham số địa phương, chạy file cục bộ theo kinh tuyến trục nếu có.
+ Hoặc điền mới với Tham số Ellipsoid(WGS84);Tham số phép chiếu Công cụ Mercator ngang và cài đúng kinh tuyến trục tỉnh mà máy đang làm; Tham số Datum chế độ Bursa-Wolf (7 tham số tính truyền).
3. Danh sách điểm (CSDL Điểm)
Mục này hiển thị điểm đo và điểm nhập vào
- Cách nhập liệu gồm có:
+ Nhập thô bằng tay từng điểm (Tên,X,Y,Z)
+ Nhập bằng tệp dữ liệu các dạng (.TXT;.CSV;.DXF;DWG;KML;KMZ...) rất đa dạng từ file số cho tới file bản vẽ thiết kế.
Lưu ý: điểm đo và điểm nhập có thể chia danh sách nhỏ, vui lòng chọn xem Tất cả điểm để xem tổng quan, mỗi loại dữ liệu đều có ký hiệu riêng như điểm đo màu xanh khác điểm nhập màu đỏ.
4. Nguyên tắc cơ bản khi dùng RTK
- Tọa độ khi nhập vào được hiển thị trên bản đồ điểm là tọa độ tương đối do Rover nhận từ cục đo đạc bản đồ vẫn có sai số do đồng hồ vệ tinh và góc thiên đỉnh cũng như tần suất tín hiệu ổn định mà ảnh hưởng. Kết quả đó chỉ tương đối và có sai số khá lớn.
- Bắt buộc Fix gốc VN2000 nếu làm dự án lâu dài hoặc công việc đòi hỏi sai số tối thiểu.
- Chỉ dùng tọa độ mới nhập và tín hiệu thô để tìm mốc ngoài thực tế, sau khi thấy mốc phải Fix gốc VN 2000 tại mốc tọa độ đó rồi kiểm tra lại và mới đem đi làm việc.
- Dùng thiết bị RTK luôn chú ý trạng thái Fixed là trạng thái làm việc lý tưởng, khi tín hiệu chuyển GNSS hoặc Float không nên cố tiến hành đo đạc vì xuất hiện sai số lớn.
- Sau khi Fix gốc VN2000 nếu thấy thông báo trạm tín hiệu thay đối và yêu cầu Hiệu chỉnh lại, bắt buộc quay lại mốc để Fix gốc VN2000 hoặc điểm cố định tin cậy gần nhất.
5. Tiến hành Fix gốc VN2000 trước khi đo đạc hoặc bố trí điểm.
Chức năng này để kéo tọa độ trôi của máy về đúng tọa độ mốc khống chế, khi đó điểm tọa độ mốc sẽ được xác định là điểm cơ sở đầu tiên và là tiền tố tham chiếu cho quá trình đo đạc và triển khai tọa độ cho các điểm tiếp theo.
Khi truy cập sẽ phân biệt 2 phần:
- Điểm GNSS ta tiến hành đặt sào RTK có lắp Rover lên mốc, tiến hành cân bằng máy, điền chiều cao sào, đo lấy giá trị tin cây và chuyển sang bước kế.
- Điểm đã biết: là điểm tọa độ chính xác của mốc cơ sở, được ghi trên mặt mốc, hoặc công bố trong bản vẽ dự án khi được bàn giao.
Sau khi nhập xong các yếu tố trên tiến hành chọn Tính toán, sẽ thấy xuất hiện sai số cơ sở không quá lớn, ta chọn chấp nhận là hoàn thành. Nếu thấy Kết quả lớn vui lòng kiểm tra tọa độ cơ sở nhập đúng hay chưa hoặc kiểm tra độ tin cây mốc cơ sở.
6. Đo điểm
Sau khi Fix gốc VN 2000 xong ta bắt đầu chọn chức năng Đo điểm
Chức năng này khá thông dụng và dễ dùng, ta chọn
- Điền chiều cao RTK
- Chọn loại bản đồ hiển thị để dễ quan sát,
- Bật chế độ đo bù nghiêng (nếu có)
- Tiến hành cân bằng máy( nếu không có bù nghiêng) tại vị trí cần đo, ấn nút Đo, nhận kết quả và đặt tên điểm, thêm Code(Mã) hiện trạng (nếu cần)
7. Bố trí điểm ( Tìm điểm ngoài thực địa)
Sau khi Fix gốc VN 2000 xong ta bắt đầu chọn chức năng Bố trí Điểm,
Tương tự, cài chiều cao sào RTK,
- Chọn bản đồ quan sát,
-Truy cập danh sách điểm, chọn điểm cần bố trí, máy sẽ tạo thông báo dẫn người dùng tới vị trí điểm đó tại thực địa.
- Chức năng này có thể tải dữ liệu từ AutoCad lên để chích xuất điểm, dùng con trỏ chuyên dụng để bắt điểm trên bản đồ hiển thị hoặc chọn theo tên trên danh sách điểm
8. Xuất dữ liệu
Hậu kỳ quá trình đo điểm thu hoạch những tọa độ về thành các tập dữ liệu
đa dạng như:
-.TXT (NotePad- dữ liệu văn bản ngăn cách bởi dấu)
-.CSV; .Xlsx (Excel- dữ liệu cách bởi các cột)
-.DWG;.DWF (AutoCAD- bản vẽ CAD)
-.KML;.KMZ (Google EARTH- bản vẽ EARTH)
...
CÁC DÒNG MÁY ĐỊNH VỊ GPS RTK THÔNG DỤNG
MỌI THÔNG TIN CHÍ TIẾT QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ:
Tư vấn sản phầm: CALL/ZALO 0916.232.424 Mr. Thản
Hỗ trợ kỹ thuật: CALL/ZALO 0915.232.424 Mr. Quang